Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
‘Cô gái quàng khăn đỏ’ và câu chuyện đằng sau cổ tích
‘Cô gái quàng khăn đỏ’ là cuốn sách được viết dựa theo phim cùng tên của Hollywood, một phiên bản ‘Cô bé quàng khăn đỏ’ đậm chất nhục cảm, nhưng lại gần với bản gốc của câu chuyện hơn bao giờ hết.

 


Theo Herald Sun, nếu một số người vẫn còn nghĩ “Cô bé quàng khăn đỏ” (Little Red Riding Hood) là một câu chuyện đơn giản và trong sáng kể về một cô bé không nghe lời mẹ và gặp phải con sói đói khát trong khu rừng vắng, bộ phim và cuốn sách “Cô gái quàng khăn đỏ” (Red Riding Hood) sắp ra mắt sẽ thay đổi suy nghĩ đó.


 


Cả phim và sách “Cô gái quàng khăn đỏ” sẽ kể lại câu chuyện cổ nổi tiếng của anh em Grimm theo phong cách đầy nhục cảm. Theo nhà sản xuất phim, tài tử Leonardo Dicaprio, phim đổi tên từ “Cô bé” thành “Cô gái” cũng vì lý do đó. Nhưng thực chất, câu chuyện gốc với danh từ “Cô bé” cũng không hẳn là một câu chuyện chỉ dành cho trẻ con.


 











Amanda Seyfried vào vai chính Valerie trong "Cô gái quàng khăn đỏ". Ảnh: Warner Bros.

 


Lâu nay, nhiều người đã biết rằng ý nghĩa của “Cô bé quàng khăn đỏ” phiên bản cổ tích nói về tình dục và sự tái sinh. “Thay vì có tính giáo dục đơn thuần, dạy trẻ em về cách cư xử đúng mực, nhiều câu chuyện cổ tích thực sự hướng đến khám phá những câu hỏi cơ bản về tình dục và cách trẻ em ra đời”, bà Barbara Creed, giáo sư Đại học Melbourne (Australia), người sắp có cuộc nói chuyện ở Melbourne về truyện cổ tích, cho biết.


 


“Mọi nền văn hóa đều có những câu chuyện về các vị nam và nữ anh hùng đi vào bụng con quái vật. Phải đi tới những nơi tối tăm, xa lạ đó, họ chứng kiến những sự thay đổi hình dạng kinh hoàng nhưng cũng đồng thời làm phong phú thêm kiến thức của mình”.


 


Nhà tâm lý học Erich Fromm, một chuyên gia đầu ngành về truyện cổ tích tại Australia, say mê thuyết phân tâm học của Freud và nhìn nhận “Cô bé quàng khăn đỏ” như một câu chuyện về nỗi sợ hãi tình dục với việc nhân vật nữ bị “ăn thịt”. “Từ thần thoại và cổ tích đến tiểu thuyết, phim hay cả trò chơi điện tử, luôn có những tình tiết ngụ ý về bản năng động vật”.


 











Bìa cuốn "Cô gái quàng khăn đỏ" bản tiếng Anh của Sarah Blakley-Cartwright. Ảnh: allthingsgirl.

 


Câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grimm cũng chỉ là một trong hai phiên bản của “Cô bé quàng khăn đỏ”, theo giáo sư Creed. Phiên bản gốc đầy tính nhục cảm ra đời vào thế kỷ 17, do Charles Perrault sáng tác. Còn tác phẩm của anh em Grimm được sáng tác vào khoảng năm 1812, đã giảm nhẹ đi rất nhiều. Bộ phim Hollywood của Leonardo DiCaprio được sản xuất với mục đích tái hiện nhiều giá trị và thông điệp của tác phẩm gốc.


 


Sarah Blakley-Cartwright, sinh năm 1988, một tác giả chưa có tên tuổi, được lựa chọn để viết lại “Cô gái quàng khăn đỏ” dựa theo nội dung bộ phim cùng tên. Được chọn nhờ khả năng viết đầy sáng tạo, cô đã đến trường quay theo dõi quá trình quay, phỏng vấn các diễn viên, từ đó hình thành tính cách các nhân vật và câu chuyện đằng sau họ. Chương cuối cùng của cuốn sách sẽ được tiết lộ đúng dịp bộ phim ra mắt, theo dự định là ngày 11/3.


 











Nhà văn 22 tuổi Sarah Blakley-Cartwright. Ảnh: allthingsgirl.

 


Một nhà văn khác là Jeff Lindsay cũng muốn thông qua truyện cổ tích khám phá khía cạnh đen tối và nguy hiểm của con người. Nhà văn Mỹ đã sáng tạo nên nhân vật nam chính đầy khó hiểu Dexter trong hàng loạt tiểu thuyết của mình. Dexter là một chuyên gia pháp lý của Sở Cảnh sát Miami, nhưng mỗi khi xuất hiện dưới ánh trăng là biến thành kẻ giết người hàng loạt.


 


Jeff Lindsay cho biết truyện cổ tích tạo nên ấn tượng sâu sắc trong ông khi còn nhỏ và ông say mê tìm kiếm những phiên bản gốc để nghiên cứu thêm. “Chúng ta đã quên mất những câu chuyện cổ tích có nguồn gốc như thế nào. Có rất nhiều máu và bạo lực trong đó, vì vậy hãy quên những phiên bản của Disney”, ông nói.


 


Phan Mi Ly - Vnexpress

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Sách điện tử lấn át sách giấy tại Nga (01-03-2011)
    Hadley Richardson - người vợ đầu bị ruồng bỏ của Hemingway (24-02-2011)
    'Chuyện xưa tích cũ' trong truyện ngắn VN hiện đại (1) (18-02-2011)
    Sách tiết lộ người Ba Lan đào trộm mồ dân Do Thái (15-02-2011)
    Nhà văn Tô Hoài: Món gì cũng chán, chỉ ngon món rượu (07-02-2011)
    Một sự công nhận dành cho thể loại tản văn (21-01-2011)
    ‘Dị hương’ chiến thắng tuyệt đối tại giải Văn học 2010 (18-01-2011)
    ‘Nhà văn lên báo nhiều không có nghĩa là PR tốt’ (10-01-2011)
    'Mật mã Da Vinci', 'Harry Potter' bán chạy nhất ở Anh (05-01-2011)
    Văn học cổ điển ‘phục hưng’ nhờ sách điện tử (30-12-2010)
    Tìm tiêu chí tôn vinh dịch giả và biên tập viên  (28-12-2010)
    Lối viết nước đôi hay ‘phép lợi thế’ trong 'Phiên bản' (22-12-2010)
    Bruce Weigl: 'Chiến tranh cướp đi sự sống nhưng tặng tôi thơ ca' (19-12-2010)
    ‘Hội thề’ đoạt giải A tiểu thuyết của Hội Nhà văn (17-12-2010)
    Nhà thơ Mỹ Bruce Weigl ‘trở về ngôi nhà VN’ (14-12-2010)
    Rowan Somerville giễu cợt giải Bad Sex (09-12-2010)
    Chắt nội Leo Tolstoy đến VN kỷ niệm 100 năm ngày mất nhà văn (08-12-2010)
    Lật lại vụ ám sát liên quan đến Salman Rushdie 17 năm trước (01-12-2010)
    Stephen King thách thức ‘Twilight’ với truyện tranh ma cà rồng  (28-11-2010)
    ‘Kín’ - một dòng tiểu thuyết miên man (23-11-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152861496.